Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao Vua và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Bên cạnh nhiều giải đấu khác nhau thì sân vận động cũng là điều thu hút sự quan tâm của người hâm mộ. Vậy anh em đã biết sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới chưa? Nếu chưa hãy cùng BSports khám phá nội dung bên dưới nhé!
Top 5+ sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới hiện tại
Có hàng trăm sân thi đấu bóng đá được xây dựng trên thế giới. Hôm nay, anh em hãy cùng Bsports tìm hiểu những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới nhé!
Rungrado 1st of May Stadium
Rungrado 1st of May Stadium còn được gọi là Sân vận động Lễ hội Ngày 1 tháng Năm. Đây là sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Theo xác nhận thì vẫn chưa có sân thi đấu nào vượt qua được.
Tuy nhiên, sân cỏ này lại không thuộc về một nền bóng đá nổi tiếng nào trên thế giới. Địa chỉ của Rungrado đặt tại quốc gia cô lập nhất thế giới. Đó là CHDCND Triều Tiên hay còn gọi là Bắc Hàn. Sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới này được khánh thành vào năm 1989 với sức chứa được công bố lên tới hơn 150 nghìn chỗ ngồi. Thực tế thì lại chỉ ra rằng nơi đây chỉ có thể chứa khoảng 114.000 khán giả. Mặc dù vậy thì đây vẫn là sân thi đấu bóng đá lớn nhất thế giới được công nhận.
Sân vận động AT&T
Cái tên tiếp theo trong danh sách những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới là AT&T Stadium. Sân thi đấu này hẳn đã quen thuộc với mọi người. Đặc biệt với những ai đam mê bộ môn bóng bầu dục thì đều biết đến sân thể thao này. Vì đây là sân nhà của đội bóng bầu dục nổi tiếng bậc nhất Cowboys. Nơi đây cũng được chọn là địa điểm để tổ chức nhiều giải đấu bóng đá lớn nhỏ trên toàn thế giới.
Tọa lạc tại bang Texas của Mỹ, sân vận động này có sức chứa lên tới 105.000 người. Điều này khiến AT&T nhanh chóng đứng thứ 2 trong danh sách những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi sân thi đấu có hệ thống mái vòm che lớn nhất thế giới. Điều này khiến rất nhiều cổ động viên tò mò, mong muốn được đặt chân tham quan AT&T một lần khi đến Mỹ.
Sân vận động thi đấu Cricket Melbourne
Được biết đến như là sân vận động tổ chức các trận đấu bóng chày chuyên nghiệp. Cricket MElbourne cũng được sử dụng trong nhiều sự kiện khác nhau. Chẳng hạn như các giải bóng đá lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Đặc biệt hơn, địa điểm này là nơi diễn ra trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên được chính FIFA công nhận. Đó là trận đấu thuộc vòng loại World Cup giữa Iran và Australia. Sân vận động Cricket Melbourne được đặt tại Úc và có sức chứa tối đa hơn 100.000 người. Vì vậy, sân vận động này không thể vắng mặt trong danh sách top những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới.
Hơn nữa, nơi đây còn được biết đến là nơi gắn liền với các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng như Juventus và Manchester United với tên gọi thân thuộc là The G của Australia.
Xem thêm các Câu Chuyện Cầu Thủ cùng thông tin thú vị khác hấp dẫn:
Trận bóng đá đầu tiên trên thế giới diễn ra lúc nào?
Bóng đá sân 7 – Các kỹ thuật và sơ đồ chiến thuật hiệu quả
Sân vận động Camp Nou
Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Barcelona kể từ khi thành lập vào năm 1957. Sân vận động Camp Nou được coi là sân vận động bóng đá lớn nhất châu Âu. Đồng thời cũng được công nhận là một trong những sân thi đấu bóng đá đẹp nhất thế giới. Không khó hiểu khi Camp Nou nằm trong danh sách này.
Sân vận động tọa lạc tại Barcelona, một thành phố ở Tây Ban Nha. Camp Nou được biết đến như một đấu trường rực lửa dành cho những trận cầu siêu kinh điển. Đây cũng là nơi diễn ra những trận Derby căng thẳng nhất giữa các CLB. Với sức chứa hơn 99.000 chỗ ngồi, Camp Nou hứa hẹn sẽ là địa điểm vô cùng lý tưởng cho những người đam mê bóng đá khi có dịp đến Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến Nou Camp trở thành một trong những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới.
Sân vận động bóng đá FNB
Được coi là sân vận động lớn nhất từng có ở châu Phi, FNB có sức chứa gần 95.000 khán giả. Đây là niềm tự hào của người dân xứ sở này khi họ sở hữu một trong những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới hiện tại. Địa điểm này cũng là nơi diễn ra trận chung kết World Cup 2010. Một cuộc đối đầu căng thẳng và nảy lửa nhất giữa hai đội tuyển Hà Lan và Tây Ban Nha.
Sân vận động nằm ở đất nước Nam Phi và đã được thiết kế theo hình dáng một chiếc chậu nếu xét từ góc độ bên ngoài nhìn vào. Vì lý do này, sân thi đấu này còn được gọi một cách hài hước là “The Calabash” trong số nhiều cái tên khác.
Về vật liệu, sân bóng đá FNB được ốp bằng các đĩa gốm màu đất nung và ánh đèn xung quanh. Nhờ thế tạo nên bầu không khí mà nhiều người vi von rằng đây là “Thành phố rực lửa” ở Châu Phi.
Kết luận
Trên đây là top 5 sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới mà anh em cần biết. Không chỉ có sức chứa lớn mà kiến trúc của những địa điểm này cũng rất độc lạ và đẹp mắt. Nếu có dịp ghé thăm các xứ sở trên, anh em đừng quên tham quan thử nơi diễn ra những trận cầu nảy lửa này nhé! Bên cạnh đó đừng bỏ qua những bài viết hấp dẫn của Bsports nhé