Champions League là giải đấu do Liên đoàn bóng đá UEFA tổ chức và chỉ xếp sau FIFA World Cup về độ hot của mình. Đây là sân chơi dành cho những câu lạc bộ hàng đầu châu Âu có cơ hội so tài. Bên cạnh yếu tố giải trí, Champions League còn sở hữu giá trị thương mại vô cùng cao. Từ khi thành lập cho đến nay, giải đấu đã trải qua nhiều thay đổi nên hãy cùng chúng tôi nhìn lại lịch sử cúp C1 nhé!
Tìm hiểu về lịch sử cúp C1
Cúp C1 là cách gọi tắt của giải vô địch các câu lạc bộ Châu Âu (Champions League). Đây là sân chơi diễn ra hàng năm do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Nơi tụ hội những đội bóng tên tuổi, đẳng cấp cùng dàn siêu sao bóng đá tài năng. Mỗi mùa C1 diễn ra, người hâm mộ sẽ có cơ hội chứng kiến những màn đối đầu gay cấn và hấp dẫn.
Mùa giải đầu tiên
Trong lịch sử cúp C1, mùa giải đầu tiên được tổ chức là năm 1955 với tên gọi European Champion Clubs’ và quốc gia đăng cai là Bồ Đào Nha ( Lisbon). Thể thức thi đấu ban đầu của lịch sử cúp C1 là loại trực tiếp với sự tham dự của 16 đội bóng đến từ nhiều Hiệp hội bóng đá thành viên. Bao gồm:
- Milan (Ý)
- Anderlecht (Bỉ)
- AGF Aarhus (Đan Mạch)
- Djurgården (Thụy Điển)
- Hibernian (Scotland)
- Gwardia Warszawa (Ba Lan)
- Partizan (Nam Tư)
- Rapid Wien (Áo)
- PSV Eindhoven (Hà Lan)
- Real Madrid (Tây Ban Nha)
- Saarbrücken (Saar)
- Sporting CP (Bồ Đào Nha)
- Rot-Weiss Essen (Tây Đức)
- Stade de Reims (Pháp)
- Servette (Thụy Sỹ)
- Vörös Lobogó (Hungary).
Mùa giải đầu tiên trong lịch sử cúp C1 diễn ra trong sự chào mừng của hàng nghìn người hâm mộ. Cầu thủ ghi bàn đầu tiên là João Baptista Martins thuộc CLB Sporting CP. Anh. Một chân sút người Bồ Đào Nha.
Trận chung kết đầu tiên diễn ra tại SVĐ Các hoàng Tử của PSG. CLB Real Madrid đã đánh bại Stade de Reims để lên ngôi vô địch. Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha tiếp tục giữ vững phong độ của mình khi có 5 lần vô địch Champions League liên tiếp. Đây được xem là cột mốc sáng chói trong những năm đầu lịch sử cúp C1.
Các mùa giải sau
Từ mùa giải 1992/1993, C1 được đổi tên thành UEFA Champions League. Thể thức thi đấu có thêm một vòng bảng và vẫn diễn ra 1 trận lượt đi và lượt về. Điều này cho phép các CLB có nhiều cơ hội tranh tài hơn.
Bắt đầu từ mùa 1997/1998, lịch sử cúp C1 lại có sự thay đổi mới trong điều lệ giải. Ngoài các CLB vô địch, những đội có thứ hạng cao trong nước cũng được trao suất tham dự giải đấu này.
Thay đổi này đã mang đến nhiều cơ hội mới cho các đội bóng. Những CLB top 2, 3, 4 trong nước được thể hiện mình ở đấu trường thế giới và gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, số lượng này còn dựa vào thứ hạng của mỗi quốc gia trên bảng tổng sắp UEFA trong 5 năm gần nhất.
Bên cạnh Champions League, UEFA còn mở rộng hệ thống giải đấu. Mục đích vẫn là do mong muốn tổ chức các sân chơi cho nhiều CLB và tuyển thủ tham dự. Qua đó, các đội sẽ được rèn luyện và nâng cao thực lực của mình.
Các câu lạc bộ không được tham dự Champions League sẽ thi đấu ở Europa League. Đây là giải hạng hai trong hệ thống các bóng đá do Liên đoàn Bóng đá châu Âu tổ chức. Kể từ 2021, những đội không đủ điều kiện tham dự cả C1 và Europa sẽ thi đấu ở giải hàn 3 – Europa Conference League.
Vòng loại C1 thường bắt đầu khởi tranh vào cuối tháng 6. Bao gồm vòng sơ loại, vòng loại và play off. Thể thức thi đấu tiến hành theo kiểu vòng tròn tính điểm. 6 CLB trụ lại cùng 26 đội lọt thẳng sẽ tiến hành tham dự vào vòng bảng.
32 đội được chia thành 8 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các đội nhì bảng sẽ thi đấu với các đội nhất bảng trong vòng tiếp theo. Tuy nhiên có một quy tắc là những đội từng cùng bảng và đến từ cùng một quốc gia sẽ không đối đầu nhau.
Từ 2016, nhà vô địch Champions League sẽ chắc suất lọt vào mùa giải sau mà không cần trải qua đấu loại. Đồng thời họ cũng giành tấm vé tham dự FIFA Club World Cup và Super Cup.
Trong lịch sử cúp C1, Real Madrid là Câu lạc bộ đăng quang ngôi vô địch nhiều nhất với 14 lần. Xếp sau đó là đến AC Milan có 7 lần, Bayern và Liverpool 6 lần, Barcelona 5 lần, Ajax 4 lần. Cuối cùng là Man United và Inter Milan mỗi đội 3 lần.
Anh em có thể đón đọc những bài viết hấp dẫn của chuyên mục Câu Chuyện Cầu Thủ:
Đội tuyển bóng đá Mỹ – Top 8+ cầu thủ danh tiếng nổi trội nhất
Giải bóng đá nữ châu Á – Tổng hợp những kênh xem trực tiếp
Những điều thú vị trong lịch sử cúp C1 châu Âu
Với bề dày lịch sử của mình, không bất ngờ khi giải đấu có nhiều điều thú vị và kỷ lục xảy ra. Sau đây là những điểm thú vị từng diễn ra trong lịch sử Cúp C1.
- Cầu thủ vô địch Champions League nhiều lần nhất là Francisco Gento (6 lần).
- Cầu thủ thi đấu nhiều trận trong lịch sử Cúp C1 nhất Iker Casillas với 181 trận.
- Cầu thủ ghi nhiều bàn trong lịch sử Cúp C1 nhất là Cristiano Ronaldo với 141 bàn.
- Cầu thủ kiến tạo nhiều nhất trong lịch sử Cúp C1 là Cristiano Ronaldo với 42 kiến tạo.
- Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong 1 mùa vẫn là Cristiano Ronaldo với 17 bàn (2013-2014).
- Hiệu suất ghi bàn tốt nhất ở cúp C1/Champions League là cầu thủ Gerd Muller (Bayern Munich) với hiệu suất 0,97 bàn/trận
- Cầu thủ lập nhiều hattrick nhất là hai danh thủ Cristiano Ronaldo và Lionel Messi (8 lần).
- Cầu thủ ghi bàn ở độ tuổi lớn nhất là Francesco Totti của AS Roma. Khi ấy ông 38 tuổi 59 ngày, ghi bàn trong trận gặp CSKA Moskva vào ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Cầu thủ trẻ nhất lịch sử Cúp C1 ghi bàn là Peter Ofori-Quaye của Olympiacos. Khi ấy cầu thủ này mới hơn 17 tuổi, ghi bàn ngày 17 tháng 10 năm 1997 trong trận chạm trán với Rosenborg.
- Cầu thủ ghi bàn vào lưới nhiều đội nhất là siêu sao Lionel Messi (anh đã ghi bàn vào lưới 35 đội khác nhau).
- Trận chung kết có cách biệt bàn thắng bại cao nhất trong lịch sử Cúp C1 là ở mùa giải 1960 trong trận đối đầu giữa Real Madrid và Eintracht Frankfurt với tỷ số chung cuộc 7-3.
- Cầu thủ đã lập cú hat-trick trong thời gian ngắn nhất lịch sử Cúp C1 là Bafétimbi Gomis. Anh ghi được được 3 bàn trong 8 phút ở lượt trận Dinamo Zagreb vs Lyon ngày 7/12/2011.
Kết luận
Hy vọng qua những thông tin trên của Bsports, anh em đã có dịp nhìn lại phần nào lịch sử cúp C1. Ngoài ra, còn rất nhiều điều hay và thú vị khác về giải đấu này đang chờ đón mọi người khám phá. Vì thế, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nữa nhé!